Ánh sáng xanh là một loại dải ánh sáng nằm trong khoảng ánh sáng mà con người có thể nhìn thấy được có bước sóng ngắn từ 380 đến 500 nm nằm sát vùng tia tử ngoại.
Table of Contents
Ánh sáng xanh có bước sóng thấp và năng lượng cao nhất. Ánh sáng xanh có ở khắp mọi nơi, cả trong môi trường tự nhiên và nhân tạo. Và một sự thật bất ngờ mà chúng ta cần phải hiểu, ánh sáng xanh có cả lợi ích và tác hại cho sức khỏe của chúng ta.
Lợi ích của ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh tự nhiên từ mặt trời giúp duy trì nhịp sinh học của cơ thể, kích thích não bộ phát triển, hấp thu các chất dinh dưỡng và cải thiện tâm trạng.
Đơn giản và gần gũi nhất là việc “tắm nắng”. Cả trẻ em hay người lớn, người cao tuổi đều có nhu cầu tiếp xúc với ánh nắng với “liều lượng” khác nhau, nhưng chung quy đều mang lại kết quả tốt về chuyển hóa, trao đổi chất.
Ánh sáng xanh ngọc (khoảng 450 đến 495 nm) có tác dụng cải thiện các vấn đề của da như mụn trứng cá, dày sừng, vảy nến…
Tác hại của ánh sáng xanh
Ánh sáng xanh tím (khoảng 380 đến 450 nm) là loại ánh sáng xanh có hại nhất, thường có trong đèn LED hay các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính…
Ánh sáng xanh tím có thể gây tổn thương tế bào da, cản trở chức năng hàng rào bảo vệ da và kích thích quá trình lão hóa dẫn đến đổi màu da, viêm nhiễm và làm bề mặt da bị suy yếu.
Ánh sáng xanh tím cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thị lực của mắt, làm ảnh hưởng đến thủy tinh thể, giác mạc, võng mạc gây nên tình trạng vẫn đục, làm mờ, gây khô mắt, mỏi mắt.
Cách bảo vệ da và mắt khỏi ánh sáng xanh có hại
Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm hoặc khi không cần thiết.
Sử dụng tròng kính chống ánh sáng xanh hoặc chế độ ban đêm (night mode) khi dùng điện thoại hay máy tính.
Sử dụng kem chống nắng và kem dưỡng da chứa các thành phần chống oxy hóa như vitamin C, E, resveratrol… để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh sáng xanh.
Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng để giúp cơ thể điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức.